Trang chủBlog Hướng dẫn cách trồng nấm bào ngư đơn giản, đúng kỹ thuật
Hướng dẫn cách trồng nấm bào ngư đơn giản, đúng kỹ thuật
Trồng nấm tại nhà không chỉ giúp bạn có nguồn thực phẩm sạch mà còn là một cách tận dụng không gian hiệu quả. Đặc biệt, cách trồng nấm bào ngư khá đơn giản, phù hợp với cả những người chưa có kinh nghiệm. Chỉ với một chút kiên nhẫn và thực hiện đúng kỹ thuật, bạn có thể thu hoạch nấm bào ngư tươi ngon ngay tại nhà. Trong bài viết này, sẽ hướng dẫn bạn từng bước cụ thể từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến cách chăm sóc để đảm bảo nấm phát triển tốt nhất với phân hữu cơ như: , , ,… Bắt đầu thôi
Nấm bào ngư là gì?
Nấm bào ngư là một loại nấm tươi giàu dinh dưỡng, có khả năng giải độc, bảo vệ tế bào gan, hỗ trợ kháng ung thư, kháng virus và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Theo kinh nghiệm của những người trồng nấm lâu năm, nấm bào ngư khá dễ trồng, phát triển tốt trên các nền rơm rạ, bã mía, mùn cưa… Nếu bạn lần đầu trồng nấm, hãy thử cách trồng nấm bào ngư tại nhà vì đây là loại nấm dễ chăm sóc, mau lớn và có giá trị dinh dưỡng cao.
Hướng dẫn cách trồng nấm bào ngư
>>Xem thêm: tại nhà đơn giản và hiệu quả
Đặc điểm của nấm bào ngư
Nấm bào ngư thuộc họ Pleurotus, còn có các tên gọi khác như bạch mộc nhĩ, nấm đông cô, nấm sò. Đây là loại nấm phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, giàu dưỡng chất có lợi cho cơ thể.
Nấm có dạng hình phễu, mũ nấm xòe rộng, đỉnh hơi lõm, dưới mũ có lớp tơ mỏng. Nấm bào ngư thường mọc thành cụm, ít khi mọc đơn lẻ.
Loại nấm bào ngư phổ biến hiện nay
Có hai loại nấm bào ngư xám phổ biến: xám đậm và xám nhạt. Dựa vào đặc điểm chân dài hay ngắn, chúng được phân thành:
Nấm bào ngư xám Long Khánh (xám đậm)
Nấm bào ngư xám Nhật Bản (xám nhạt, chân dài)
Ngoài ra, còn có nấm bào ngư trắng với màu sắc tươi sáng hơn.
Hướng dẫn cách trồng nấm bào ngư
Điều kiện sinh trưởng của nấm bào ngư
Nếu bạn nghĩ trồng nấm bào ngư cần nhiều chi phí, hãy yên tâm vì cách trồng nấm bào ngư rất đơn giản. Cách trồng nấm bào ngư phải trải qua nhiều giai đoạn với điều kiện môi trường khác nhau.
Giai đoạn ban đầu:
dinh dưỡng: Nấm bào ngư phát triển tốt trên rơm rạ, mùn cưa, bã cà phê, bìa cứng…
Nhiệt độ: Lý tưởng từ 20 – 24°C, thấp hơn làm chậm phát triển, cao hơn dễ nhiễm bẩn.
Không khí: Nấm cần trao đổi khí tốt, trồng nơi thông thoáng.
Ánh sáng: Môi trường ánh sáng yếu, có thể đặt trong tủ, hộp hoặc phòng tối.
Giai đoạn đậu quả:
Ánh sáng gián tiếp: Đặt nơi có ánh sáng tán xạ, tránh ánh nắng trực tiếp.
Độ ẩm: 80 – 95%, tưới nước 2 lần/ngày, dùng lều chống ẩm.
Nhiệt độ: 10 – 25°C, phù hợp trồng trong nhà.
Không khí: Cần lưu thông tốt để nấm phát triển.
Chuẩn bị trước khi trồng nấm bào ngư
Vệ sinh nhà trại
Dọn dẹp sạch sẽ, rắc vôi, phun COC85 khử trùng trước một tuần.
Bố trí giá kệ hoặc dàn treo để dễ chăm sóc, thu hái.
Khử trùng nhà bằng vôi trước khi đặt phôi nấm.
Đưa phôi vào nhà trồng và chăm sóc
Chọn phôi có tơ nấm trắng đều, tháo nút bông, rạch 3 – 4 đường trên bịch phôi.
Tưới nước bằng bình phun sương, giữ độ ẩm 85 – 90%.
Duy trì nhiệt độ 25 – 32°C, ánh sáng khuếch tán.
Không tưới trực tiếp lên nấm, chỉ tưới nền và vách nhà trồng.
Cách trồng nấm bào ngư trong thùng xốp
Bước 1: Chọn vị trí trồng nấm thoáng mát, độ ẩm cao, tránh ánh nắng trực tiếp.
Bước 2: Dùng thùng xốp cao ít nhất 40cm, đục lỗ thoáng, lót nilon giữ ẩm.
Bước 3: Đặt phôi nấm vào thùng, tháo bông gòn trên miệng phôi.
Bước 4: Tưới nước dạng phun sương, không tưới vào miệng phôi.
Bước 5: Khi nấm mọc, tưới nhẹ vào tai nấm, duy trì độ ẩm bằng đá lạnh trong những ngày nắng nóng.
Bước 6: Thu hoạch sau 10 ngày, hái cả chùm để tránh nấm già, mất dinh dưỡng.
>> Xem thêm: đúng kỹ thuật, hiệu quả, thành công tại nhà. Tại đây.
Thu hoạch nấm bào ngư
Sau có được các cách trồng nấm bào ngư hợp lý thì bước tiếp theo là thu hoạch nấm:
Khi thu hoạch
Dùng tay nắm chân nấm, rút nhẹ cả chùm.
Tiến hành vệ sinh gốc nấm còn sót lại để tránh bị thối, gây .
Vệ sinh sau thu hoạch:
Cạy nhẹ phần chân nấm còn sót lại, không làm tổn thương phôi.
Thông thoáng nhà trồng 3 – 4 tiếng, dùng nắp vệ sinh sạch để đậy lại.
Không tưới nước trong 7 ngày, sau đó tiếp tục chăm sóc cho đợt tiếp theo.
Sau mỗi đợt thu hoạch, duy trì vệ sinh nhà trồng để tránh nhiễm bệnh, giúp nấm phát triển bền vững.
Hướng dẫn cách trồng nấm bào ngư
Một số lưu ý khi trồng nấm bào ngư
Bạn cần lưu ý khi thực hiện các cách trồng nấm bào ngư như sau:
Một bịch phôi có thể thu hoạch từ 250 – 350g nấm, kéo dài 4 – 5 tháng tùy cách chăm sóc.
Nếu thấy phôi bị mốc xanh, mốc đen, cần loại bỏ ngay để tránh lây lan.
Khi nhập phôi về, nên kiểm tra trong 10 ngày đầu để báo nhà sản xuất nếu có bất thường.
Duy trì độ ẩm, nhiệt độ phù hợp để tránh nấm bị còi cọc hoặc nhiễm bệnh.
Thành phần dinh dưỡng của nấm bào ngư
Nấm bào ngư chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Vitamin: Dồi dào vitamin D, B1, B3, B5 giúp hỗ trợ hệ thần kinh và tăng cường sức đề kháng.
Khoáng chất: Chứa photpho, selen, kẽm giúp duy trì sức khỏe xương khớp và tăng cường miễn dịch.
Chất chống oxy hóa: Có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa gốc tự do, hỗ trợ phòng chống ung thư.
Nấm bào ngư có lợi ích gì?
Ngoài cách trồng nấm bào ngư thì lợi ích mà nấm bào ngư mang lại cho cơ thể vẫn còn nhiều nhiều bạn chưa biết. Hãy cùng tìm hiểu nhé:
Tăng cường hệ miễn dịch
Nấm bào ngư chứa selen, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của các gốc tự do. Nhờ đó, cơ thể có thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Ngoài ra, nấm còn chứa các hợp chất điều hòa miễn dịch, giúp tăng cường khả năng đề kháng.
Cải thiện chức năng não bộ
Nấm bào ngư giàu niacin (vitamin B3), một dưỡng chất quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi.
Nấm bào ngư giúp kháng viêm
Viêm mãn tính là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý như tim mạch, ung thư, tiểu đường. Nhờ đặc tính kháng viêm cao, nấm bào ngư giúp kiểm soát và giảm viêm hiệu quả.
Giảm lượng đường trong máu
Nấm bào ngư chứa nhiều beta-glucans, một loại chất xơ hòa tan giúp ổn định đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Việc bổ sung nấm vào chế độ ăn có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Nấm bào ngư giúp phòng ngừa và điều trị ung thư
Nấm bào ngư có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Chiết xuất từ nấm còn hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Nấm bào ngư giàu beta-glucans cùng các hợp chất có lợi giúp giảm đường huyết, mỡ máu và huyết áp. Nhờ đó, loại nấm này góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả.
Những món ăn chế biến từ nấm bào ngư
rất đa dạng, đặc biệt là có thể dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, hợp khẩu vị. Ngoài công dụng, lợi ích và cách trồng nấm bào ngư, cách chế biến nấm bào ngư thơm ngon, đầy dinh dưỡng là bước tiếp theo để các bạn thưởng thức món nấm này. Một số món từ nấm bào ngư phù hợp trên mâm cơm của gia đình Việt có thể kể đến như:
Nấm bào ngư xám xào sả ớt
Món ăn đơn giản, dễ làm nhưng lại thơm ngon lạ miệng. Hương vị cay nhẹ của ớt kết hợp với mùi thơm của sả giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Đây là lựa chọn lý tưởng cho cả bữa ăn chay và mặn.
Nấm bào ngư chiên
Nấm chiên giòn có vị ngọt tự nhiên, kết hợp với lớp vỏ giòn rụm tạo cảm giác ngon miệng. Món này chế biến nhanh, thích hợp làm món nhậu hoặc ăn vặt.
Canh chua nấm bào ngư
Canh chua nấm bào ngư là biến tấu thú vị của món canh chua truyền thống. Nấm bào ngư tạo độ ngọt tự nhiên cho nước dùng, mang đến hương vị thơm ngon, thanh mát.
Cháo nấm bào ngư
Món cháo bổ dưỡng với vị ngọt thanh của nấm, giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Cháo có thể kết hợp với thịt gà, thịt bò xay hoặc ăn kèm rau xanh.
Nấm bào ngư xào thịt bò
Sự kết hợp giữa nấm bào ngư và thịt bò không chỉ giúp món ăn thêm đậm đà mà còn giàu dinh dưỡng. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho những bữa ăn nhanh, tiện lợi.
Một số câu hỏi thường gặp về cách trồng nấm bào ngư
1 bịch phôi nấm trồng được bao lâu?
1 bịch phôi nấm trồng được bao lâu?
Combo: 10 bịch phôi
Kích thước: 25cm x 15cm
Trọng lượng: 1.4kg/bịch (tổng 14kg)
Năng suất: 300 – 400g/bịch
Tổng thu hoạch: 3 – 4kg/4 – 5 tháng
Thời gian thu hoạch: 10 ngày/lần kể từ khi tưới nước
Tuổi thọ bịch phôi: 3 – 5 tháng (tùy môi trường)
Số lần thu hoạch: 8 – 10 lần
Thích hợp trồng ở khí hậu nóng ẩm miền Nam
Nấm bào ngư 1kg bao nhiêu tiền?
Nấm bào ngư tươi: 30.000 – 80.000 đồng/kg (Giá cập nhật tháng 01/2025)
Nấm bào ngư khô: Khoảng 600.000 đồng/kg (Giá cập nhật tháng 01/2025).
Vật liệu gì thường được dùng làm giá thể trồng nấm bào ngư?
Nấm bào ngư có thể phát triển tốt trên các giá thể như rơm rạ, mùn cưa, bã cà phê, bìa cứng. Nhiệt độ lý tưởng để trồng nấm là 20 – 24°C.
Khi nào thì rạch phôi nấm?
Khi tơ nấm đã phủ trắng bịch phôi và bắt đầu ra nấm bói, có thể tiến hành rạch bịch. Đường rạch dài khoảng 4cm, sâu 1cm. Sau 7 – 10 ngày trong điều kiện ẩm mát, không có gió lùa và ánh sáng trực tiếp, nấm sẽ phát triển.
Hướng dẫn cách trồng nấm bào ngư
Vường Nhà Mình đã chia sẻ đến bạn thông tin về cũng như là các kỹ thuật trồng nấm chi tiết. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết được thêm thông tin hữu ích về cách chăm sóc phù hợp với bạn. Để biết thêm nhiều về cách chăm sóc của các loại nấm khác hãy theo dõi ngay nhé!
Xem thêm:
3 tại nhà nhanh thu cực đơn giản
Kỹ thuật tại nhà siêu đơn giản
tại nhà siêu đơn giản nhanh thu hoạch
Học ngay bí quyết trồng bằng viên đất nung độc lạ
Bí quyết hữu cơ thành công
Vường Nhà Mình – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ Vường Nhà Mình có thể nhanh chóng hỗ trợ: – Website: vuonnhaminh.site – Hotline: – Zalo:
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng Vường Nhà Mình nhé!